Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô

      393

Lái xe taxi phải in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền cho khách


MỤC LỤC VĂN BẢN
*

CHÍNH PHỦ -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 10/2020/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng11 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2016;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giaothông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định quy địnhvề kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Bạn đang xem: Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh

Nghị định này quy định về kinh doanh,điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và việc cấp, thu hồi Giấy phép kinhdoanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu, biển hiệu; quy định về công bố bến xe.

Điều 2. Đối tượngáp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức,cá nhân kinh doanh hoặc liên quan đến kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Điều 3. Giảithích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dướiđây được hiểu như sau:

1. Đơn vị kinhdoanh vận tải bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinhdoanh vận tải bằng xe ô tô.

2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô làviệc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trựctiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cướcvận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

3. Tuyến cố định là tuyến vận tảihành khách được cơ quan có thẩm quyền công bố, được xác địnhbởi hành trình, lịch trình, bến xe khách nơi đi, bến xekhách nơi đến (điểm đầu, điểm cuối đối với tuyến xe buýt).

4. Kinh doanh vận tải hành khách theotuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có xác định bến xekhách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình nhất định.

5. Kinh doanh vận tải hành khách bằngxe buýt theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có cácđiểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hànhvới cự ly, phạm vi hoạt động nhất định, bao gồm tuyến xe buýt nội tỉnh và tuyếnxe buýt liên tỉnh. Trong đó:

a) Tuyến xe buýt nội tỉnh là tuyến xebuýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc trungương;

b) Tuyến xe buýt liên tỉnh là tuyếnxe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của hai hoặc ba tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương.

6. Kinh doanh vận tải hành khách bằngxe taxi là việc sử dụng xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (bao gồm cả người láixe) để vận chuyển hành khách theo lịch trình và hành trình do hành khách yêu cầu;có sử dụng đồng hồ tính tiền để tính cước chuyến đi hoặc sử dụng phần mềm để đặtxe, hủy chuyến, tính cước chuyến đi và kết nối trực tiếp vớihành khách thông qua phương tiện điện tử.

7. Kinh doanh vận tải hành khách theohợp đồng không theo tuyến cố định là kinh doanh vận tảihành khách bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằngvăn bản giấy hoặc điện tử (sau đây gọi là hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng điệntử) giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê vậntải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe).

8. Kinh doanh vận tải khách du lịch bằngxe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành bằng vănbản giấy hoặc điện tử giữa đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tôvới người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người láixe) để vận chuyển khách du lịch theo chương trình du lịch.

9. Vận tải trung chuyển hành khách làhoạt động vận tải không thu tiền do doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tảihành khách theo tuyến cố định sử dụng xe ô tô chở người từ16 chỗ trở xuống (kể cả người lái xe) để đón, trả khách đicác tuyến vận tải khách cố định của đơn vị mình đến bến xe khách hoặc điểm dừngđón, trả khách của tuyến cố định trên địa bàn địa phương hai đầu tuyến.

10. Trọng tải thiết kế của xe ô tô làsố người và khối lượng hàng hoá tối đa mà xe ô tô đó được chở theo quy định củanhà sản xuất.

11. Trọng tải được phép chở của xe ôtô là số người và khối lượng hàng hóa tối đa mà xe ô tô đó được phép chở, nhưngkhông vượt quá trọng tải thiết kế củaphương tiện, khi hoạt động trên đường bộ theo quy định.

12. Bến xe ô tôkhách (bến xe khách) là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ,thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô đón, trả hành khách và các dịch vụ hỗ trợ vậntải hành khách.

13. Bến xe ô tô hàng (bến xe hàng) làcông trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thực hiện chức năng phụcvụ xe ô tô vận tải hàng hóa xếp, dỡ hàng hóa và các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt độngvận tải hàng hóa.

14. Trạm dừng nghỉ là công trình thuộckết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thực hiện chức năng phục vụ người vàphương tiện dừng, nghỉ trong quá trình tham gia giao thông trên đường bộ.

15. Giờ xuất bến của từng chuyến xelà mốc thời gian để xác định thời điểm xe phải rời khỏi bến xe khách.

16. Hành trình chạy xe là đường đi củaphương tiện trên một tuyến đường cụ thể, được xác định bởi điểm đầu, điểm cuốivà các điểm dừng, đỗ trên tuyến.

17. Lịch trình chạy xe là thời gianxe chạy kể từ khi xe xuất phát đến khi kết thúc hành trình, trong đó có xác địnhmốc thời gian tương ứng với một số vị trí nhất định trên hành trình chạy xe.

18. Biểu đồ chạy xe là tổng hợp hànhtrình, lịch trình chạy xe của các chuyến xe theo chu kỳ trong một khoảng thờigian nhất định.

19. Phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nốivận tải là phần mềm ứng dụng cung cấp giao thức kết nối giữa đơn vị kinh doanhvận tải, lái xe với hành khách hoặc người thuê vận tải; tất cả các hoạt động kếtnối diễn ra trong môi trường số.

20. Trực tiếp điều hành phương tiện,lái xe là việc tổ chức hoặc cá nhân giao nhiệm vụ cho lái xe điều khiển phươngtiện để thực hiện vận chuyển hành khách, hàng hoá thông qua phần mềm ứng dụng hỗtrợ kết nối vận tải hoặc Lệnh vận chuyển hoặc Hợp đồng vận chuyển hoặc Giấy vậntải (Giấy vận chuyển).

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ KINHDOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ

Điều 4. Kinhdoanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấyphép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hànhkhách theo tuyến cố định thì được đăng ký khai thác tuyến theo quy định tại Điều20 của Nghị định này.

2. Tuyến cố định phải xuất phát và kếtthúc tại bến xe khách từ loại 1 đến loại 6. Đối với các khu vực vùng sâu, vùngxa, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn mà chưa có bến xe khách từloại 1 đến loại 6 thì cho phép tuyến vận tải hành khách cố định được xuất phátvà kết thúc tại bến xe dưới loại 6.

3. Nội dung quản lý tuyến

a) Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung vàcông bố danh mục mạng lưới tuyến;

b) Thông báo biểu đồ chạy xe theo tuyếnvà cập nhật vào danh mục mạng lưới tuyến các nội dung gồm: Tổng số chuyến xe tốiđa được khai thác trên tuyến, giãn cách thời gian tối thiểu giữa các chuyến xeliền kề, giờ xuất bến của các chuyến xe đã có đơn vị tham gia khai thác; danhsách đơn vị đang khai thác tuyến; xây dựng và thông báo điểmdừng đón, trả khách trên các tuyến;

c) Theo dõi, tổng hợp kết quả hoạt độngvận tải của các doanh nghiệp, hợp tác xã, bến xe trên tuyến; thống kê sản lượnghành khách.

4. Xe ô tô kinh doanh vận tải hànhkhách theo tuyến cố định

a) Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyếttật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;

b) Phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe;

c) Phải được niêm yết đầy đủ cácthông tin trên xe.

5. Xe ô tô sử dụng để vận tải trungchuyển hành khách phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” và đượcdán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủcác thông tin trên xe.

6. Quy định đối với hoạt động tăng cườngphương tiện để giải tỏa hành khách trên tuyến cố định

a) Tăng cường phương tiện vào các dịpLễ, Tết và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng:Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến cố định căn cứ vào nhu cầu đi lại, thốngnhất với bến xe khách xây dựng phương án tăng cường phương tiện trên tuyến; báocáo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để tổng hợp và ban hành kế hoạch thựchiện chung;

b) Tăng cường phương tiện vào các ngàycuối tuần (thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật) có lượng khách tăng đột biến: Doanhnghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến cố định căn cứ vào nhu cầu đi lại, thống nhấtvới bến xe khách xây dựng phương án tăng cường phương tiện trên tuyến; thôngbáo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để thực hiện trong năm. Căn cứphương án tăng cường phương tiện đã thông báo đến Sở Giao thông vận tải hai đầutuyến và lưu lượng khách thực tế tại bến xe, bến xe khách xác nhận chuyến xe tăng cường vào Lệnh vận chuyển của doanh nghiệp,hợp tác xã khai thác tuyến khi thực hiện. Xe sử dụng để tăng cường là xe đa đượccấp phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”, “XE HỢP ĐỒNG”, biển hiệu“XE Ô TÔ VẬN TẢIKHÁCH DU LỊCH” còn giá trị sử dụng.

7. Đơn vị kinh doanh bến xe kháchcung cấp các dịch vụ hỗ trợ vận tải cho doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vậntải hành khách theo tuyến cố định đúng nội dung hợp đồng đã ký kết; kiểm tra việcthực hiện điều kiện đối với xe ô tô, lái xe và xác nhận vào Lệnh vận chuyển; chỉcho xe vận chuyển hành khách xuất bến nếu đủ điều kiện.

8. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 đốivới các bến xe khách từ loại 1 đến loại 4 và trước ngày 01 tháng 7 năm 2021 đốivới các bến xe khách còn lại phải sử dụng phần mềm quản lý bến xe khách để quảnlý hoạt động xe ra, vào bến và cung cấp thông tin (gồm: tên bến xe; tên doanhnghiệp, hợp tác xã vận tải; họ và tên lái xe; biển kiểm soát xe; tuyến hoạt động;giờ xe xuất bến; số lượng hành khách khi xe xuất bến thực tế) trên Lệnh vậnchuyển của từng chuyến xe hoạt động tại bến về Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Từngày 01 tháng 7 năm 2022, trước khi xe xuất bến doanh nghiệp, hợp tác xã kinhdoanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định thực hiện cung cấp nộidung (gồm: tên bến xe; tên doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải; họ và tên lái xe;biển kiểm soát xe; tuyến hoạt động; giờ xe xuất bến; số lượng hành khách khi xe xuất bến thực tế) trên Lệnh vận chuyển qua phần mềmcủa Bộ Giao thông vận tải.

Điều 5. Kinhdoanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấyphép kinh doanh vận tải bằng ô tô, trong đó có loại hìnhkinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định thì được tham gia đấu thầu hoặc đặt hàngkhai thác tuyến xe buýt trong danh mục mạng lưới tuyến đãcông bố.

2. Xe ô tô kinh doanh vận tải hànhkhách bằng xe buýt

a) Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyếttật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;

b) Phải có phù hiệu “XE BUÝT” và đượcdán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủcác thông tin trên xe;

c) Phải có sức chứa từ 17 chỗ trở lên. Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹthuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải banhành. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên các tuyếncó hành trình bắt buộc phải qua cầu có trọng tải cho phéptham gia giao thông từ 05 tấn trở xuống hoặc trên 50% lộ trình tuyến là đường từcấp IV trở xuống (hoặc đường bộ đô thị có mặt cắt ngang từ07 mét trở xuống) được sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 12 đếndưới 17 chỗ.

3. Nội dung quản lý tuyến

a) Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung vàcông bố danh mục mạng lưới tuyến, biểu đồ chạy xe trên các tuyến, giá vé (đối vớituyến có trợ giá) và các chính sách hỗ trợ của nhà nước về khuyến khích pháttriển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn địa phương;

b) Quy định và tổ chức đấu thầu, đặthàng khai thác tuyến xe buýt trong danh mục mạng lưới tuyến;

c) Xây dựng, bảo trì và quản lý kết cấuhạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt; quyết định tiêu chí kỹthuật, vị trí điểm đầu, điểm cuối và điểm dừng của tuyến xe buýt trên địa bàn địa phương;

d) Theo dõi, tổng hợp kết quả hoạt độngvận tải của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên tuyến; thống kê sản lượng hànhkhách.

4. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2022, doanhnghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phảicung cấp thông tin (gồm: tên doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải; họ và tên láixe; biển kiểm soát xe; tuyến hoạt động; giờ xe xuất bến) trên Lệnh vận chuyển củatừng chuyến xe thông qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.

5. Xe buýt được ưu tiên bố trí nơi dừng,đỗ để đón, trả khách tại các bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểmdu lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm tham quan du lịch, địa điểm văn hóa, thểthao, trung tâm thương mại, đầu mối giao thông và các địa điểm kết nối với cácphương thức vận tải khác; được ưu tiên hoạt động khi tổ chức giao thông tại đôthị.

Điều 6. Kinhdoanh vận tải hành khách bằng xe taxi

1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hànhkhách bằng taxi

a) Phải có phù hiệu “XE TAXI” và đượcdán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủcác thông tin trên xe;

b) Phải được niêm yết (dán cố định) cụmtừ “XE TAXI” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sauxe với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE TAXI” là 06 x 20 cm.

Được quyền lựa chọn gắn hộp đèn vớichữ "TAXI" cố định trên nóc xe với kích thước tối thiểu là 12 x30 cm. Trường hợp lựa chọn gắn hộp đèn với chữ "TAXI" cốđịnh trên nóc xe thì không phải niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” trênkính phía trước và kính phía sau xe;

c) Trường hợp xe ô tô kinh doanh vậntải hành khách có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại địaphương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó; việc xác định tổng thờigian hoạt động được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trìnhcủa xe.

2. Xe taxi sử dụng đồng hồ tính tiền

a) Trên xe phải gắn đồng hồ tính tiềnđược cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì, phải có thiết bịin hoá đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; đồng hồtính tiền và thiết bị in phải được gắn cố định tại vị trí hành khách dễ quansát; lái xe phải in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền và trả cho hành khách khi kếtthúc hành trình;

b) Phiếu thu tiền phải có các thôngtin tối thiểu, gồm: Tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự lychuyến đi (km) và tổng số tiền hành khách phải trả.

3. Xe taxi sử dụng phần mềm để đặtxe, huỷ chuyến, tính cước chuyến đi (sau đây gọi là phần mềm tính tiền)

a) Trên xe phải có thiết bị kết nốitrực tiếp với hành khách để đặt xe, hủy chuyến;

b) Tiền cước chuyến đi được tính theoquãng đường xác định trên bản đồ số;

c) Phần mềm tính tiền phải đảm bảotuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; giao diện dành chohành khách phải có tên hoặc biểu trưng (logo) của doanh nghiệp, hợp tác xã kinhdoanh vận tải và phải cung cấp cho hành khách trước khi thực hiện vận chuyểncác nội dung tối thiểu gồm: Tên đơn vị kinh doanh vận tải, họ và tên lái xe, biểnkiểm soát xe, hành trình, cự ly chuyến đi (km), tổng số tiền hành khách phải trảvà số điện thoại giải quyết phản ánh của hành khách.

4. Kết thúc chuyến đi, doanh nghiệp,hợp tác xã sử dụng phần mềm tính tiền phải gửi (qua phần mềm) hóa đơn điện tử củachuyến đi cho hành khách, đồng thời gửi về cơ quan Thuế các thông tin của hóađơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

5. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinhdoanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải thông báo đến Sở Giao thông vận tảinơi cấp Giấy phép kinh doanh phương thức tính tiền sử dụngtrên xe taxi của đơn vị trước khi thực hiện kinh doanh vận tải.

6. Xe taxi được ưu tiên bố trí nơi dừng,đỗ để đón, trả khách tại các bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểmdu lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm tham quan du lịch, địa điểm văn hóa, thểthao, trung tâm thương mại; được ưu tiên hoạt động khi tổ chức giao thông tạiđô thị.

Điều 7. Kinhdoanh vận tải hành khách theo hợp đồng

1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hànhkhách theo hợp đồng

a) Phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” vàđược dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yếtcác thông tin khác trên xe;

b) Phải được niêm yết (dán cố định) cụmtừ “XE HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phíasau xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” là 06 x 20 cm;

c) Thực hiện quy định tại điểm c khoản1 Điều 6 của Nghị định này.

2. Hợp đồng vận chuyển phải được đàmphán và ký kết trước khi thực hiện vận chuyển giữa đơn vị kinh doanh vận tảihành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe(bao gồm cả thuê người lái xe).

3. Đơn vị kinh doanh vận tải hànhkhách theo hợp đồng và lái xe

a) Chỉ được ký hợp đồng vận chuyển vớingười thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe);chỉ được đón, trả khách theo đúng địa điểm trong hợp đồngvận chuyển đã ký kết;

b) Không được gom khách, đón kháchngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng đã ký do đơn vị kinh doanh vận tải cungcấp; không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, không được bán véhoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức; không được ấn địnhhành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách hoặc nhiều ngườithuê vận tải khác nhau;

c) Không được đón, trả khách thườngxuyên lặp đi lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đạidiện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh;

d) Trong thời gian một tháng, mỗi xeô tô không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm đầu trùng lặpvà điểm cuối trùng lặp, phạm vi trùng lặp được tính tại một địa điểm hoặc tạinhiều địa điểm nằm trên cùng một tuyến phố (một tuyến đường), ngõ (hẻm) trongđô thị; việc xác định điểm đầu, điểm cuối trùng lặp được thực hiện thông qua dữliệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe và hợp đồng vận chuyển đã ký kết.

4. Khi vận chuyển hành khách, ngoài cácgiấy tờ phải mang theo theo quy định của Luật giao thông đường bộ, lái xe cònphải thực hiện các quy định sau:

a) Mang theo hợp đồng vận chuyển bằngvăn bản giấy của đơn vị kinh doanh vận tải đã ký kết (trừ trường hợp quy định tạiđiểm c khoản này);

b) Mang theo danh sách hành khách códấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải (trừ trường hợp quy định tại điểm ckhoản này);

c) Trường hợp sử dụng hợp đồng điện tử,lái xe phải có thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danhsách hành khách kèm theo do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp;

d) Lái xe không phải áp dụng quy địnhtại điểm a, điểm b và điểm c khoản này trong trường hợp thực hiện hợp đồng vậnchuyển phục vụ đám tang, đám cưới.

5. Đơn vị kinh doanh vận tải hànhkhách theo hợp đồng trước khi thực hiện vận chuyển hành khách phải cung cấp đầyđủ các nội dung tối thiểu của hợp đồng vận chuyển theo quy định tại khoản 2 (trừđiểm e, điểm g) Điều 15 của Nghị định này đến Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng văn bản hoặc qua thư điện tử(Email). Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, đơn vị kinh doanh vận tải hành kháchtheo hợp đồng thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của hợp đồng vậnchuyển qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.

6. Đơn vị kinhdoanh vận tải hành khách theo hợp đồng, lái xe vận chuyển học sinh, sinh viên,cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc

a) Trước khi thực hiện hợp đồng, đơnvị kinh doanh vận tải phải thực hiện việc thông báo một lần các nội dung tốithiểu của hợp đồng theo quy định tại khoản 2 (trừ điểm e, điểm g) Điều 15 củaNghị định này; phải thông báo lại khi có sự thay đổi về hành trình, thời gian vậnchuyển hoặc các điểm dừng đỗ, đón trả khách;

b) Vận chuyển đúng đối tượng (họcsinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc) và không phải thựchiện các nội dung được quy định tại điểm c, điểm d khoản 3, điểm b, điểm c khoản4 và khoản 5 Điều này.

7. Ngoài hoạt động cấp cứu người, phục vụ các nhiệm vụ khẩn cấp như thiên tai, địch họa theo yêu cầu củalực lượng chức năng, xe ô tô vận chuyển hành khách theo hợp đồng không đượcđón, trả khách ngoài các địa điểm ghi trong hợp đồng.

8. Sở Giao thông vận tải thông báodanh sách các xe được cấp phù hiệu xe hợp đồng đến Ủy ban nhân dân xã, phường,thị trấn nơi đơn vị kinh doanh vận tải đặt trụ sở chính hoặctrụ sở chi nhánh để phối hợp quản lý.

Điều 8. Kinhdoanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô

1. Xe ô tô kinh doanh vận tải kháchdu lịch

a) Có biển hiệu “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCHDU LỊCH” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải đượcniêm yết các thông tin trên xe;

b) Phải được niêm yết (dán cố định) cụmtừ “XE DU LỊCH” làm bằng vật liệu phản quang trên kínhphía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE DU LỊCH”là 06 x 20 cm;

c) Thực hiện quy định tại điểm c khoản1 Điều 6 của Nghị định này.

2. Hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồnglữ hành phải được đàm phán và ký kết trước khi thực hiện vận chuyển giữa đơn vịkinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô với người thuê vận tải có nhu cầuthuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe).

3. Đơn vị kinh doanh vận tải hànhkhách du lịch bằng xe ô tô, đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành và lái xe

a) Chỉ được ký hợp đồng vận chuyển vớingười thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe; chỉ được đón, trả khách theođúng địa điểm trong hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành đã ký kết;

b) Không được gom khách, đón kháchngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng đã ký do đơn vị kinh doanh vận tải cungcấp; không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, không được bán véhoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hìnhthức;

c) Trường hợp sửdụng xe ô tô để vận chuyển khách du lịch có điểm đầu và điểm cuối của chuyến đikhông nằm trong phạm vi của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không được đón, trả khách thường xuyên lặp đi lặplại hàng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, vănphòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tảithuê, hợp tác kinh doanh;

d) Trong thời gian một tháng, mỗi xeô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có điểm đầu và điểm cuối của chuyến đikhông nằm trong phạm vi của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không đượcthực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm đầu trùng lặp và điểm cuốitrùng lặp, phạm vi trùng lặp được tính tại một địa điểm hoặc tại nhiều địa điểmnằm trên cùng một tuyến phố (một tuyến đường), ngõ (hẻm) trong đô thị; việc xácđịnh điểm đầu, điểm cuối trùng lặp được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bịgiám sát hành trình của xe và hợp đồng vận chuyển đã ký kết.

4. Khi vận chuyển khách du lịch,ngoài các giấy tờ phải mang theo theo quy định của Luật giao thông đường bộ,lái xe còn phải thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 4 Điều7 của Nghị định này.

5. Đơn vị kinh doanh vận tải hànhkhách du lịch trước khi thực hiện vận chuyển hành khách phải thực hiện theo quyđịnh tại khoản 5 Điều 7 của Nghị định này.

6. Xe ô tô kinh doanh vận tải kháchdu lịch được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón, trả khách du lịch, phục vụtham quan du lịch tại sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, khu du lịch, điểm du lịch,cơ sở lưu trú du lịch và được hoạt động không hạn chế thời gian trên các tuyếngiao thông dẫn tới các điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm cung ứng dịchvụ du lịch theo quy định của chính quyền địa phương.

7. Ngoài hoạt động cấp cứu người, phụcvụ các nhiệm vụ khẩn cấp như thiên tai, địch họa theo yêu cầu của lực lượng chứcnăng, xe ô tô vận tải khách du lịch không được đón, trả khách ngoài các địa điểmghi trong hợp đồng.

Xem thêm: Chọn Nghề Hợp Tuổi Mậu Thìn Hợp Kinh Doanh Gì ? Kinh Doanh Gì Phù Hợp?

8. Sở Giao thông vận tải thông báodanh sách các xe được cấp biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch đến Ủy bannhân dân xã, phường, thị trấn nơi đơn vị kinh doanh vận tải đặt trụ sở chính hoặctrụ sở chi nhánh để phối hợp quản lý.

Điều 9. Kinhdoanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

1. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằngxe taxi tải là việc sử dụng xe ô tô có trọng tải từ 1.500 ki-lô-gam trở xuống đểvận chuyển hàng hóa và người thuê vận tải trả tiền cho lái xe theo đồng hồ tínhtiền hoặc theo phần mềm tính tiền trên xe. Mặt ngoài hai bên thành xe hoặc cánhcửa xe niêm yết chữ “TAXI TẢI”, số điện thoại liên lạc, tên đơn vị kinh doanh.

2. Kinh doanh vận tải hàng hóa siêutrường, siêu trọng

a) Kinh doanh vận tải hàng hóa siêutrường, siêu trọng là việc sử dụng xe ô tô phù hợp để vận chuyển loại hàng cókích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời;

b) Khi vận chuyển hàng hóa siêu trường,siêu trọng, lái xe phải mang theo Giấy phép lưu hành (Giấy phép sử dụng đường bộ)còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp.

3. Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểmlà việc sử dụng xe ô tô để vận chuyển hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm có khảnăng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và anninh quốc gia. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm phải có Giấy phép vậnchuyển hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp.

4. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằngcông-ten-nơ là việc sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc để vậnchuyển công-ten-nơ.

5. Kinh doanh vận tải hàng hóa thôngthường là hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa trừ các hình thức kinh doanh vậntải quy định tại các khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.

6. Xe ô tô kinh doanh vận tải hànghóa bằng công-ten-nơ phải có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”, xe ô tô đầu kéo kéo rơmoóc hoặc sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE ĐẦUKÉO”, xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường và xe taxi tải phảicó phù hiệu “XE TẢI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước củaxe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe theo hướng dẫn của Bộ trưởngBộ Giao thông vận tải.

7. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóaphải chịu trách nhiệm việc xếp hàng hóa lên xe ô tô theo hướng dẫn của Bộ trưởngBộ Giao thông vận tải.

8. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóaphải cấp cho lái xe Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) trong quá trình vận chuyểnhàng hóa trên đường. Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) phải có xác nhận (ký, ghirõ họ và tên) khối lượng hàng hóa đã xếp lên phương tiện của chủ hàng (hoặc ngườiđược chủ hàng ủy quyền) hoặc đại diện đơn vị, cá nhân thực hiện việc xếp hàng.

9. Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phảimang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc phải có thiết bịđể truy cập vào phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển)và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật. Đơn vịkinh doanh vận tải và lái xe không được chở hàng vượt quá khối lượng cho phép thamgia giao thông.

10. Đối với hoạt động vận chuyển xe đạp,xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự qua hầm đường bộ áp dụng theo quyđịnh tại khoản 5 Điều này.

11. Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằngvăn bản giấy hoặc điện tử do đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa tự phát hành vàcó các thông tin tối thiểu gồm: Tên đơn vị vận tải; biển kiểm soát xe; tên đơnvị hoặc người thuê vận tải; hành trình (điểm đầu, điểm cuối); số hợp đồng, ngàytháng năm ký hợp đồng (nếu có); loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trênxe. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, trước khi thực hiện vận chuyển, đơn vị kinhdoanh vận tải hàng hóa phải thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu củaGiấy vận tải (Giấy vận chuyển) qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 10. Giới hạntrách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa trong việc bồi thường hànghóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt

1. Việc bồi thường hàng hóa hư hỏng,mất mát, thiếu hụt được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc theo thỏa thuậngiữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải.

2. Trường hợp không thực hiện theoquy định tại khoản 1 Điều này thì thực hiện theo phán quyết của Tòa án hoặc Trọngtài.

Điều 11. Quy địnhvề công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằngxe ô tô

1. Đơn vị kinh doanh vận tải, bến xekhách, bến xe hàng phải xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giaothông.

2. Quy trình bảo đảm an toàn giaothông phải thể hiện rõ các nội dung sau:

a) Áp dụng đối với đơn vị kinh doanhvận tải: theo dõi, giám sát hoạt động của lái xe và phương tiện trong suốt quátrình hoạt động kinh doanh vận tải; thực hiện kiểm tra điều kiện an toàn giaothông của xe ô tô và lái xe ô tô trước khi thực hiện hành trình (đơn vị kinhdoanh vận tải hành khách bằng xe taxi thực hiện kiểm tra theo kế hoạch sản xuấtkinh doanh của đơn vị); chấp hành quy định về thời gian lái xe liên tục, thờigian làm việc trong ngày của lái xe; chế độ bảo dưỡng sửa chữa đối với xe ô tôkinh doanh vận tải; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và ngườilái xe trên hành trình; có phương án kiểm soát để bảo đảm không còn hành khách ởtrên xe khi đã kết thúc hành trình (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hànhkhách); tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho lái xe; có phươngán xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải; chếđộ báo cáo về an toàn giao thông đối với lái xe, người điều hành vận tải;

b) Áp dụng đối với đơn vị kinh doanhbến xe khách, bến xe hàng: Kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô,lái xe ô tô, hàng hóa và hành lý của hành khách trước khi xuất bến; chế độ kiểmtra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trong khu vực bến xe; chế độbáo cáo về an toàn giao thông.

3. Đơn vị kinh doanh vận tải

a) Sử dụng xe ô tô tham gia kinhdoanh vận tải phải đáp ứng các điều kiện tham gia giao thông theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 53, khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 55 củaLuật giao thông đường bộ; phải có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, giườngnằm (trừ xe buýt nội tỉnh) và có hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thôngvà thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe;

b) Không sử dụng xe ô tô khách có giườngnằm hai tầng để hoạt động trên các tuyến đường cấp V và cấp VI miền núi;

c) Sử dụng lái xe kinh doanh vận tảiphải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm điều khiển xe khách có trọng tải thiết kế từ30 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để điều khiển xe khách có giường nằm hai tầng;

d) Lập, cập nhật đầy đủ các nội dung quyđịnh về quá trình hoạt động của phương tiện và lái xe thuộc đơn vị vào lý lịchphương tiện, lý lịch hành nghề lái xe. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 việc cập nhậtđược thực hiện qua phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô củaBộ Giao thông vận tải.

4. Đơn vị kinh doanh vận tải, lái xekinh doanh vận tải phải thực hiện thời gian làm việc trong ngày và thời gianlái xe liên tục theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật giaothông đường bộ. Thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục như sau:

a) Đối với lái xe taxi, xe buýt nội tỉnhtối thiểu là 05 phút;

b) Đối với lái xe ô tô vận tải hànhkhách theo tuyến cố định, xe buýt liên tỉnh, xe ô tô vận tải hành khách theo hợpđồng, xe ô tô vận tải khách du lịch, xe ô tô vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ,xe ô tô vận tải hàng hóa tối thiểu là 15 phút.

5. Bộ trưởng BộGiao thông vận tải quy định chi tiết về xây dựng, thực hiện quy trình bảo đảman toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tảibằng xe ô tô và lộ trình áp dụng quy trình bảo đảm an toàn giao thông đối với bếnxe; quy định nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàngiao thông; hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảyra sự cố trên xe; hướng dẫn lập, cập nhật lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghềlái xe.

Điều 12. Quy địnhvề thiết bị giám sát hành trình của xe

1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hànhkhách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bịgiám sát hành trình.

2. Thiết bị giám sát hành trình củaxe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹthuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.

3. Thiết bị giám sát hành trình củaxe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:

a) Lưu trữ và truyền dẫn các thôngtin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữliệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ ViệtNam);

b) Thông tin từ thiết bị giám sáthành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quảnlý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối,chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế)để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự;thuế.

4. Tổng cục Đường bộ Việt Nam lưu trữdữ liệu vi phạm của các phương tiện trong thời gian 03năm.

5. Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiệnduy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo cung cấp được cácthông tin theo quy định tại điểm a khoản 3 của Điều này.

6. Đơn vị kinh doanh vận tải và láixe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bịngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặclàm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hànhtrình của xe ô tô. Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xephải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọcthẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuấtkhi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thờigian làm việc trong ngày.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀUKIỆN KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ

Điều 13. Điều kiệnkinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

1. Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanhvận tải hành khách

a) Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyềnsử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bảncủa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô vớitổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quyđịnh của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu củathành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thànhviên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm vànghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợptác xã;

b) Xe ô tô kinh doanh vận tải hànhkhách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người láixe) và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đốivới xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từnăm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống;

c) Xe ô tô kinh doanh vận tải hànhkhách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất);

d) Xe taxi phải có sức chứa dưới 09chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sảnxuất); không sử dụng xe cải tạo từ xe có sức chứa từ 09 chỗ trở lên thành xe ôtô dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe) hoặc xe có kích thước, kiểu dáng tương tựxe từ 09 chỗ trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;

đ) Xe ô tô kinh doanh vận tải kháchdu lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tôkinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Khôngquá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự lytrên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt độngtrên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.

Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hànhkhách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứadưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụngkhông quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).

2. Trước ngày 01tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ(kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trênxe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trongquá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quanCông an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát côngkhai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:

a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối vớixe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;

b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối vớixe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

Điều 14. Điều kiệnkinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hànghóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuêphương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cánhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu củathành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã cóquyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữucủa thành viên hợp tác xã.

2. Trước ngày 01tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầukéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quátrình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảođảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảonhư sau:

a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối vớixe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;

b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối vớixe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

Chương IV

QUY ĐỊNH VỀ HỢPĐỒNG VẬN CHUYỂN

Điều 15. Quy địnhchung về Hợp đồng vận chuyển

1. Hợp đồng vận chuyển hành khách,hàng hóa (bằng văn bản giấy hoặc điện tử) là sự thỏa thuận giữa các bên thamgia ký kết hợp đồng; theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện vận chuyểnhành khách, hành lý, hàng hóa đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành kháchhoặc người thuê vận tải phải thanh toán cước phí vận chuyển.

2. Hợp đồng vận chuyển hành khách,hàng hóa phải có đầy đủ các nội dung tối thiểu sau:

a) Thông tin về đơn vị kinh doanh vậntải ký hợp đồng: Tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, người đại diện ký hợp đồng;

b) Thông tin về lái xe: Họ và tên, sốđiện thoại;

c) Thông tin về hành khách hoặc ngườithuê vận tải (tổ chức hoặc cá nhân): Tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế (nếucó);

d) Thông tin về xe: Biển kiểm soát xevà sức chứa (trọng tải);

đ) Thông tin về thực hiện hợp đồng:Thời gian bắt đầu thực hiện và kết thúc hợp đồng (ngày, giờ); địa chỉ điểm đầu,địa chỉ điểm cuối và các điểm đón, trả khách (hoặc xếp, dỡ hàng hóa) trên hànhtrình vận chuyển; cự ly của hành trình vận chuyển (km); sốlượng khách (hoặc khối lượng hàng hóa vận chuyển);

e) Thông tin về giá trị hợp đồng vàphương thức thanh toán;

g) Quy định về trách nhiệm của cácbên tham gia thực hiện hợp đồng vận chuyển, trong đó thể hiện việc thực hiệnnghĩa vụ thuế đối với nhà nước; quyền, nghĩa vụ của bên vận chuyển, hành kháchhoặc người thuê vận tải; số điện thoại liên hệ tiếp nhận giải quyết phản ánh,khiếu nại, tố cáo của hành khách; cam kết trách nhiệm thực hiện hợp đồng và quyđịnh về đền bù thiệt hại cho người thuê vận tải, hành khách.

3. Thông tin tối thiểu của hợp đồng vậnchuyển hành khách, hàng hóa được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vậntải, cung cấp cho lực lượng chức năng có thẩm quyền; cungcấp cho cơ quan quản lý giá, cơ quan Thuế, Công an, Thanh tra giao thông khi cóyêu cầu.

Điều 16. Quy địnhvề thực hiện hợp đồng điện tử

1. Hợp đồng điện tử thực hiện theoquy định tại Nghị định này, pháp luật khác có liên quan.

2. Đơn vị kinh doanh vận tải sử dụnghợp đồng điện tử

a) Có giao diện phần mềm cung cấp chohành khách hoặc người thuê vận tải phải thể hiện đầy đủ các thông tin về tên hoặcbiểu trưng (logo), số điện thoại để liên hệ trong trường hợp khẩn cấp của đơn vịkinh doanh vận tải và các nội dung tối thiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 15của Nghị định này;

b) Phải gửi hóa đơn điện tử của chuyếnđi đến tài khoản giao kết hợp đồng của hành khách, người thuê vận tải và gửithông tin hóa đơn điện tử về cơ quan Thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tàichính;

c) Thực hiện lưu trữ dữ liệu hợp đồngđiện tử tối thiểu 03 năm.

3. Lái xe kinh doanh vận tải sử dụnghợp đồng điện tử

a) Thực hiện quy định tại khoản 4 Điều7 hoặc khoản 4 Điều 8 của Nghị định này;

b) Có trách nhiệm cung cấp các thôngtin của hợp đồng điện tử cho lực lượng chức năng khi có yêu cầu.

4. Người thuê vận tải, hành kháchtham gia giao kết hợp đồng điện tử

a) Sử dụng thiết bị để truy cập đượcgiao diện phần mềm có thể hiện toàn bộ nội dung của hợp đồng điện tử;

b) Khi ký kết hợp đồng điện tử vớiđơn vị kinh doanh vận tải phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Chương V

QUY ĐỊNH VỀ CẤP,THU HỒI GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ, PHÙ HIỆU, BIỂN HIỆU; CÔNG BỐBẾN XE; ĐĂNG KÝ KHAI THÁC, NGỪNG HOẠT ĐỘNG, ĐÌNH CHỈ KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢIHÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH

Điều 17. Cấp Giấyphép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

1. Đơn vị kinh doanh vận tải hànhkhách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tảibằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).

2. Nội dung Giấy phép kinh doanh baogồm:

a) Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh(Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;

c) Người đại diện theo pháp luật;

d) Các hình thức kinh doanh;

đ) Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấyphép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trungương.

Điều 18. Hồ sơ đềnghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinhdoanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:

a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinhdoanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị địnhnày;

b) Bản sao văn bằng, chứng chỉ củangười trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;

c) Bản sao hoặc bản chính Quyết định thànhlập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiệnvề an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vậntải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tảihành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành kháchsử dụng hợp đồng điện tử).

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinhdoanh đối với hộ kinh doanh vận tải gồm:

a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinhdoanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị địnhnày;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh.

3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phépkinh doanh do thay đổi nội dung của Giấy phép kinh doanh bao gồm:

a) Giấy đề nghị cấp lại Giấy phépkinh doanh trong đó nêu rõ lý do xin cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;

b) Tài liệu chứng minh sự thay đổi củanhững nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 17 củaNghị định này (việc thay đổi liên quan đến nội dung nào thì bổ sung tài liệu vềnội dung đó).

4. Trường hợp cấp lại Giấy phép kinhdoanh do bị mất hoặc bị hư hỏng, hồ sơ gồm: Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép kinhdoanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị địnhnày.

5. Trường hợp cấp lại Giấy phép kinhdoanh do bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng, hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phépkinh doanh:

a) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xãkinh doanh vận tải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này; đối với hộkinh doanh vận tải thực hiện theo khoản 2 Điều này;

b) Tài liệu chứng minh việc khắc phụcvi phạm là nguyên nhân bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinhdoanh.

Điều 19. Thủ tụccấp, cấp lại và thu hồi Giấy phép kinh doanh

1. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh:

a) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộhồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấyphép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thốngdịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinhdoanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩmđịnh hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tạiPhụ lục II của Nghị định này. Trường hợp không cấpGiấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng vănbản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

2. Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanhkhi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấyphép kinh doanh bị thu hồi, bị tước quyền sử dụng được thực hiện theo quy địnhtại khoản 1 Điều này.

3. Thủ tục cấp lại Giấy phép kinhdoanh đối với trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng

a) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộhồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vịđặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung,cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặcthông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sunghoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 02 ngàylàm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thựchiện cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định này. Trường hợp không cấpGiấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụcông trực tuyến và nêu rõ lý do.

4. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên hệ thống Cổng thông tinđăng ký doanh nghiệp quốc gia trước khi cấp Giấy phép kinh doanh.

5. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quảđược thực hiện tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh hoặc qua đường bưuđiện hoặc các hình thức phù hợp khác theo quy định. Trường hợp tiếp nhận hồ sơtrực tiếp tại cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh hoặc qua đường bưu điện, cán bộtiếp nhận hồ sơ cập nhật thông tin của các hồ sơ đúng theo quy định vào hệ thốngdịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải.

Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thựchiện xử lý hồ sơ và cấp Giấy phép kinh doanh trên hệ thống dịch vụ công trựctuyến của Bộ Giao thông vận tải.

6. Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồiGiấy phép kinh doanh không thời hạn một trong các trường hợp sau đây:

a) Cung cấp bản sao không đúng với bảnchính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

b) Không kinh doanh vận tải trong thờihạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh vậntải trong thời gian 06 tháng liên tục;

c) Chấm dứt hoạt động theo quy định củapháp luật hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải;

d) Sửa chữa hoặc làm sai lệch dữ liệuhình ảnh từ camera lắp trên xe trước, trong và sau khi truyền dữ liệu.

7. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanhthu hồi Giấy phép kinh doanh do cơ quan mình cấp và thực hiện theo trình tự sauđây:

a) Ban hành quyết định thu hồi Giấyphép kinh doanh;

b) Gửi quyết định thu hồi Giấy phépkinh doanh cho đơn vị kinh doanh vận tải và phải đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải;

c) Báo cáo Tổng cục Đường bộ ViệtNam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo quyết định thu hồi Giấy phép kinhdoanh đến các cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện;

d) Khi cơ quan cấp Giấy phép kinhdoanh ban hành quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh thì đơn vị kinh doanh vậntải phải nộp lại Giấy phép kinh doanh và phù hiệu, biển hiệu cho cơ quan cấp Giấyphép kinh doanh đồng thời dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải theoquyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh ngay sau khi quyết định có hiệu lực.

8. Đơn vị kinh doanh vận tải bị cơquan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép kinhdoanh vận tải bằng xe ô tô thì phải dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tảitheo quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Sau khi hết thời hạn tước quyền sửdụng, nếu đơn vị kinh doanh vận tải có nhu cầu tiếp tục tham gia kinh doanh vậntải thì phải làm thủ tục để được cấp lại Giấy phép kinhdoanh theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 18 của Nghị định này và phải cóthêm tài liệu chứng minh việc khắc phục vi phạm là nguyên nhân bị tước quyền sửdụng.

9. Trong thời gian đơn vị kinh doanhvận tải bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụngGiấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì Sở Giaothông vận tải không thực hiện cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải và các loạiphù hiệu, biển hiệu đối với loại hình kinh doanh đã bị tước quyền sử dụng.

Điều 20. Quytrình đăng ký, ngừng khai thác tuyến vận tải hành khách cố định

1. Căn cứ vào danh mục mạng lưới tuyếnvận tải hành khách cố định "biểu đồ" chạy xe theo tuyến đã công bố,doa